Posts Tagged ‘sam tuoi’

Món ăn bài thuốc từ hải sâm

Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu.

Hải sâm còn có tên khác là dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử. Về mặt thực phẩm, hải sâm là thức ăn cao cấp, quý giá, sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn, thường có mặt trong các buổi yến tiệc rất sang trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Philippin… Người ta dùng hải sam tuoi hoặc phơi khô để chế biến. Do giàu dinh dưỡng và tác dụng không kém nhân sâm nên coi là nhân sâm biển.

Có nhiều loài hải sâm, trong đó hai loài hải sâm trắng và đen được sử dụng phổ biến hơn cả:

Hải sâm trắng (Holothuria scabra) có lưng màu xám, nhạt dần hai bên, bụng trắng, dài 40 – 50 cm, cũng có khi đến 60 – 70 cm.

Hải sâm đen (Holothuria vagabunda) có thân màu đen, bụng nhạt màu hơn, dài 30 – 40 cm.

Ngoài 2 loài trên, khu vực biển Việt Nam còn có hải sâm vú (Microthele nobitis Selenka), hải sâm mít (Actinopyga echinites Jaeger). Hải sâm là thức ăn, là dược liệu quý nên nhiều nước đã tổ chức nuôi để khai thác và bảo vệ nguồn hải sản này.

Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu rắt tiểu buốt, táo bón…

Liều dùng: Thông thường 15 – 20g khô; nấu, hầm, rang, nướng…

Các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:

 Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.

 Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tuỳ ý, thêm gia vị, nấu dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.

 Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm, rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giá nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược lão hoá sớm, di hoạt tinh liệt dương.

 Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nựớc cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát thêm gia vị nấu dạng xúp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu giắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.

 Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái lát, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu xúp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hay có khối u.

Hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm. Dùng cho người lao phổi rất tốt.

Hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày có tác dụng bổ khí huyết, hạ huyết áp.

Hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200 ml). Nấu cho nhừ, ăn 1 lần trong ngày có tác dụng bổ gan hạ huyết áp.

Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học kỹ thuật quốc gia nghiên cứu dạng rượu gồm hải sâm và 3 loại rắn lấy tên là “Rượu Hải sâm – tam xà” làm thuốc bổ mạnh gân xương.

Kiêng kỵ: Người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Hải Sâm – Món ăn giúp phái mạnh mạnh thêm

hải sâm tươi

 

Một trong những hải sản quý hiếm được đàn ông ưa chuộng đó chính là hải sâm hay còn gọi là đỉa biển. Đó là một loại động vật không xương, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết. Hải sâm xưa được dùng cho các vua chúa quan lại thưởng thức, nay dùng để chế biến các món ăn, làm thuốc rất có giá trị về mặt dinh dưỡng và chữa các bệnh khó nói ở nam giới như liệt dương.

Theo y học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tinh huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón. Trong 100g hải sâm khô có chứa 76g protein, ngoài ra còn nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe… Có thể dùng hải sam tuoi và khô đều được.

– Hải sâm xào mướp đắng: hải sâm tươi 200g, mướp đắng 400g, hành hoa, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Hải sâm rửa sạch, bỏ nội tạng, thái miếng nhỏ. Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn cho sôi, cho hải sâm vào xào chín tới, sau đó cho mướp đắng vào xào cùng tới khi mướp chín nêm gia vị, cho hành hoa vào và bắc xuống. Dùng nóng.
– Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm khô 50g, thịt dê tươi 100g, gia vị, nước đủ dùng. Hải sâm ngâm nước tới khi mềm, rửa sạch, thái nhỏ. Thịt dê rửa sạch, thái quân cờ. Cho thịt dê vào nồi, đảo qua với dầu ăn và gia vị, sau đó cho hải sâm vào đảo cùng, đổ nước xâm xấp đun tới khi thịt dê chín nhừ là dùng được. Nên ăn nóng.
– Chè hải sâm: Gạo lứt 20g, hải sâm 20g, đường, nước đủ dùng. Hải sâm thái miếng nhỏ, nấu chung với gạo đến khi gạo nhừ thì cho đường vào là dùng được. Ăn mỗi ngày một bát, ăn trong 5 ngày. Món chè có tác dụng bổ tinh tủy, ích huyết. Thích hợp với những người thận yếu, hay ra mồ hôi trộm, bị di, mộng tinh.
– Hải sâm nấu mực, chim cút: Chim cút 1 con, hải sâm, mực khô 50g, hành hoa, gừng, gia vị mỗi thứ một ít. Chim cút làm sạch lông, nội tạng rửa sạch; mực và hải sâm ngâm nước cho nở, rửa sạch thái nhỏ. Cho chim cút và mực vào hầm khoảng 30 phút, sau đó cho hải sâm, gia vị vào nấu sôi là dùng được. Món ăn này có tác dụng bổ thận dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Những người xuất tinh sớm, di tinh do thận nên dùng.

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Đi Hàn Quốc thưởng thức nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của y học phương Đông cổ truyền, là sâm – nhung – quế – phụ, đã được ghi nhận trong sách Thần Nông bản thảo của Trung Hoa cách nay hơn 3.000 năm. Nhân sâm thuộc giống cây thân thảo, có củ trông giống hình người nên mới có tên gọi là nhân sâm. Nhân sâm có ở nhiều nơi trên thế giới như: Ấn Độ, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Nga, Hoa Kỳ… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nhân sâm của bán đảo Triều Tiên, thường được biết đến với tên gọi là sâm Cao Ly.

Các gian hàng bán nhân sâm tươi trong chợ nhân sâm Kumsan ở tỉnh Jeollabuk-do

Cao Ly, tiếng Triều Tiên đọc là Koryo, là tên của vương triều đã thống trị bán đảo Triều Tiên từ năm 918 đến năm 1392. Vào thời kỳ này, sâm Cao Ly đã là một mặt hàng nông sản nổi tiếng, được xuất khẩu sang Trung Hoa, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân; giúp lưu thông tuần hoàn máu, cân bằng huyết áp, chống stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường; có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Vì thế, nhân sâm Cao Ly được vua chúa các nước phương Đông rất ưa chuộng, tin dùng.

Hàn Quốc là phần đất phía nam của bán đảo Triều Tiên, nơi có nhiều vùng đất thích hợp để trồng nhân sâm, đặc biệt là ở các tỉnh như Gangwon-do, Jeollabuk-do, Jeollanam-do… Tuy nhiên, hầu như khắp đất nước Hàn Quốc, nơi nào cũng có sự hiện diện của nhân sâm hoặc chế phẩm của nhân sâm.

Tôi có dịp viếng thăm một ngôi làng trồng nhân sâm nổi tiếng ở vùng trung du thuộc tỉnh Jeollabuk-do vào mùa hè năm 1999. Cả làng sống nhờ vào nghề trồng nhân sâm và chế biến nhân sâm. Theo lời của các lão nông trồng sâm ở đây, thì mỗi vụ nhân sâm kéo dài trong 6 năm, từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch. Trong 6 năm ấy, phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi sự trưởng thành của ruộng sâm. Hàng năm phải tỉa bớt những cây sâm chưa đạt chất lượng, chỉ giữ lại những cây sâm tốt nhất cho đến cuối vụ. Đó là loại nhân sâm hảo hạng, để chế biến thành bạch sâm và hồng sâm, những dược liệu quý nhất của y học phương Đông. Những cây sâm được tỉa bớt hàng năm trở thành những loại sâm 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi…, dùng để ngâm rượu, làm phụ gia cho các món ăn, để chế biến trà sâm, làm bánh kẹo… Điều đặc biệt là sau khi thu hoạch nhân sâm, thì đất trồng sâm phải được “nghỉ ngơi” trong 6 năm, rồi mới được trồng nhân sâm cho vụ tiếp. Nguyên nhân là do cây sâm đã hút hết tinh lực trong đất để nuôi dưỡng củ sâm nên nguồn dinh dưỡng trong đất đã cạn kiệt, cần phải có thời gian để đất hồi phục, tái sinh. Đất trồng sâm sau khi thu hoạch được để trống trong 2 năm đầu, sang năm thứ ba mới bắt đầu trồng các loại cây họ đậu để dưỡng đất. Cũng vì thế, mà người dân vùng trồng sâm ở xứ Hàn tính tuổi đời người theo các vụ sâm. Khi tôi kính cẩn hỏi tuổi một lão nông ở tỉnh Jeollabuk-do, ông lão cho hay là ông đã sống được 12 vụ sâm, nghĩa là 72 tuổi. Chỉ có dân trồng nhân sâm ở Hàn Quốc mới có cách tính tuổi lạ lùng như thế.


Nhân sâm ngâm rượu trong một siêu thị nhân sâm ở tỉnh Jeollabuk-do

Năm 2007, tôi trở lại tỉnh Jeollabuk-do, ghé thăm làng trồng nhân sâm trong vùng Kumsan. Đang vụ thu hoạch nên nhân sam tuoi được bày bán khắp nơi: ngoài ruộng, trong làng, trong chợ… Kumsan có một siêu thị chuyên bán nhân sâm và các chế phẩm của nhân sâm. Các quầy bán nhân sâm tươi trong siêu thị này bán nhân sâm từ 1 tuổi đến 6 tuổi. Sâm tuổi càng cao thì giá càng đắt. Người Hàn Quốc mua sâm tươi non tuổi về để hầm với thịt gà, thịt bò hay giò heo… thành những món ăn bổ dưỡng. Họ còn thái nhỏ sâm tươi, trộn với mật ong, mỗi buổi tối dùng một chén nhỏ trước khi đi ngủ, sẽ ngủ rất ngon. Đó cũng là thứ thuốc dã rượu tuyệt hảo. Trong nhân sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin, là chất tạo nên giá trị dược liệu của nhân sâm, nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, thì nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin. Vì thế giá thành của hồng sâm thành phẩm có thể cao gấp 10 – 20 lần so với sâm tươi. Hồng sâm và bạch sâm khô được đóng hộp rất đẹp, bày bán trong các gian hàng sang trọng của siêu thị. Đặc biệt nhất là nơi bán rượu sâm, với hàng ngàn bình lọ đủ kích cỡ, bên trong là những củ nhân sâm hình thù cổ quái, kỳ vĩ được ngâm bởi những loại rượu tuyệt hảo của vùng trung bộ Hàn Quốc. Với những ai là đệ tử của rượu thuốc, thì khó lòng rời khỏi nơi này mà không kèm theo một bình rượu sâm. Tôi hỏi một người bán hàng: “Vì sao người Hàn Quốc không ngâm nhân sâm kèm với các thứ khác như thuốc bắc hay cá ngựa, sao biển… như người Trung Quốc hay người Việt Nam”. Người bán hàng cho hay: “Nhân sâm Hàn Quốc là thuốc bổ số 1 rồi, ngâm chung với mấy thứ khác sẽ làm hỏng nhân sâm, mất tác dụng”. Thì ra là thế!

Còn các chế phẩm từ nhân sâm thì nhiều vô kể, từ trà sâm, kẹo sâm, rượu sâm… cho đến các loại thực phẩm chứa chiết xuất saponin dưới dạng viên nang. Tuy nhiên, thứ hấp dẫn nhất có dính dáng đến nhân sâm đối với tôi chính là món samkyetang. Samkyetang là phát âm tiếng Hàn của 3 chữ 蔘 雞 湯? (âm Hán Việt là sâm kê thang). Sâm là nhân sâm; kê là gà; còn thang là nước sôi. Samkyetang là món gà ngậm nhân sâm chưng cách thủy. Hàn Quốc được mệnh danh là “xứ sở sâm Cao Ly” nức tiếng hoàn cầu. Vì thế món gà chưng sâm không phải là thứ cao lương mỹ vị, hay chỉ dùng để bồi bổ sức khỏe như ở bên ta. Nhà hàng samkyetang có ở khắp nơi, phục vụ hàng ngày với giá cả chỉ từ 3.000 đến 10.000 won/suất, rẻ hơn rất nhiều so với ăn cá hay các loại thịt khác. Ở những nhà hàng lớn, giá đắt hơn thì người ta dùng loại gà ác (gà đen) nguyên con, bên trong độn gạo nếp và một củ sâm tươi, thêm táo khô, câu kỷ tử (một loại thuốc bắc) rồi chưng cách thủy. Thực khách được phục vụ theo kiểu người nào mâm nấy, kèm theo một bình rượu sâm, cũng do nhà hàng tự ngâm lấy. Ở các quán ăn dành cho sinh viên và giới bình dân, thì người ta thay gà ác bằng gà thường và chỉ có nửa con. Bù lại, họ được phục vụ thêm cơm, kimchi và một món thức ăn mặn để làm chắc dạ thiên hạ, nhưng giá cả thì chỉ bằng 1/3.

Dường như nơi nào trên xứ Hàn cũng có nhà hàng samkyetang, kể cả trong căn-tin của trường đại học Inha, nơi tôi theo học, cũng có phục vụ món này. Điều thú vị là mỗi khi đi ăn món samkyetang, tôi luôn gặp các cô sinh viên Hàn Quốc xinh đẹp cùng đến thưởng thức món này. Tôi cứ thắc mắc có phải vì con gái Hàn Quốc ăn nhiều gà ác chưng sâm trong món samkyetang nên họ khỏe mạnh và xinh đẹp chăng?

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Giúp chàng lấy lại phong độ “yêu”!

Do mải lo chuyện cơm áo gạo tiền, do áp lực công việc nặng nề, nhiều ông chồng mệt mỏi thú nhận rằng ngày càng không thiết tha… “chuyện ấy”.

Để giúp chồng lấy lại phong độ “yêu”, các bà nội trợ hãy trổ tài nấu nướng với các món ăn dưới đây:

– Đỗ trọng hầm đuôi lợn: Đỗ trọng, tục đoạn đều 20g, đuôi lợn 50g. Đuôi lợn rửa sạch, chặt khúc. Hai vị thuốc trên rửa sạch. Cho cả 3 thứ vào nồi, đổ nước, hầm tới khi đuôi lợn mềm nhừ, nêm gia vị là dùng được. Ăn liên tục trong vòng 1 tuần. Món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe. Những người bị suy thận, di tinh, cơ thể suy nhược nên sử dụng.

– Lòng non lợn, ba kích hầm cách thủy: Ba kích 40g, lòng non 50g, gia vị đủ dùng. Ba kích rửa sạch, cắt mỏng hoặc băm. Lòng non rửa sạch. Nhồi ba kích vào trong lòng non, để vào bát đem hầm cách thủy, ăn liên tục trong vòng 7 ngày. Món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương, ích khí huyết. Rất thích hợp với những người dương suy, di tinh, đau lưng, mỏi gối.

– Trứng gà chưng dong trung ha thao: Đông trùng hạ thảo 5g, trứng gà tươi 1 quả, đường phèn đủ dùng. Đông trùng hạ thảo nghiền nhỏ, đem đánh với trứng gà và đường phèn, cho vào bát, chưng cách thủy. Ăn liên tục trong vòng 7 ngày. Những người cơ thể suy nhược, hay bị ra mồ hôi, đau lưng, di tinh, ngại “chuyện ấy” nên dùng.

– Gà nấu thận chó, thỏ ty tử: Gà giò 1kg, thận chó 1 đôi; thỏ ty tử, ba kích, câu kỷ tử đều 20g, rượu, gia vị đủ dùng. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, thận chó làm sạch. Ướp gà và thận chó với gia vị, rượu, gừng trong vòng 30 phút. Cho các vị thuốc trên vào túi vải buộc kín. Cho tất cả vào nồi, đổ nước, hầm tới khi gà chín nhừ là dùng được. Ăn cả nước lẫn cái. Món ăn có tác dụng tráng dương bổ thận, ích tinh tủy. Những người bị di tinh, đau lưng, cơ thể suy nhược, lao tổn nên dùng.

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Bài thuốc giúp chồng tìm “lửa yêu”

Bỗng nhiên chồng không thích gần gũi. Có nhiều lý do, nhưng phần nhiều là lý do sức khỏe

Các bà vợ có thể tham khảo những món ăn, bài thuốc dưới đây:

Chim chích hầm dong trung ha thao: Chim chích 12g, đông trùng hạ thảo 6g, gừng tươi, gia vị đủ dùng. Chim chích làm lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng. Đông trùng hạ thảo ngâm vào nước khoảng 30 phút.
Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi, hầm khoảng 2 giờ tới khi thịt chim chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cả nước lẫn cái. Món ăn có công dụng bổ thận, tráng dương, những người phế nhiệt ho ra máu, có biểu tà không nên dùng.
Nếu đức ông chồng có những biểu hiện dương nuy, di tinh, xuất tinh sớm, chức năng sinh dục suy giảm thì dùng món cháo nhục thung dung. Nhục thung dung 15g, thịt dê 100g, gạo tẻ 50g. Dùng 100ml nước nấu nhừ nhục thung dung, bỏ bã, chắt lấy nước cốt để riêng. Dùng 200ml nước hầm nhừ thịt dê rồi cho thêm 300ml nước cùng gạo vào nấu cháo.
Cháo chín cho nước cốt nhục thung dung vào hầm thêm khoảng 5 phút là ăn được. Ăn vào buổi sáng và buổi tối khi cháo còn nóng. Mỗi liệu trình 7-10 ngày. Dùng nhiều liệu trình. Mỗi liệu trình nghỉ 3-5 ngày.

Rượu nhung: Nhung là gạc non của hươu, có màu đen xám hay vàng mơ, nếu mọc vào tiết hạ chí thì gọi là mê nhung, bổ phần âm huyết; còn mọc vào tiết đông chí thì gọi là lộc nhung, bổ phần dương khí. Mê nhung thường lớn hơn lộc nhung.
Nhung tư âm bổ thận, chữa bệnh âm hư lao tổn và những chứng thuộc phần huyết hoặc gân xương lưng gối đau nhức. Ngâm 20-40g nhung hươu trong 500ml rượu, sau 7 ngày có thể dùng được; hoặc nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, sơn dược 30g, cho cả hai dược liệu vào túi lụa buộc lại cho vào bình rượu khoảng 500-1.000ml, ngâm 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa, chừng 30ml.

Theo BS. Đào Sơn – Sức khỏe & Đời sống

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Con lậy – một món ăn đặc sản của Quảng Ngãi

Dong trung ha thao” là tên của vị thuốc trong đông y, do một loài nấm ký sinh trên thân sâu non mùa đông dưới mặt đất, đến mùa hạ phát triển thành dạng thảo mộc. Vị thuốc này có tác dụng bổ dưỡng cơ thể ngang nhân sâm.

“Đông trùng hạ thảo” là tên của vị thuốc trong đông y, do một loài nấm ký sinh trên thân sâu non mùa đông dưới mặt đất, đến mùa hạ phát triển thành dạng thảo mộc. Vị thuốc này có tác dụng bổ dưỡng cơ thể ngang nhân sâm.

Con lậy (theo cách gọi địa phương) tuy có thể không quí bằng “đông trùng hạ thảo” nhưng được dân địa phương khai thác và chế biến thành món ăn đặc sản.

Lậy thuộc dạng ấu trùng sống trong đất bãi bồi dưới gốc cây mì (sắn), ngô, lau sậy, có nơi còn gọi là sùng mì, chúng xuất hiện từ tháng tám âm lịch đến đầu tháng mười một là hết. Đầu mùa, lậy còn non màu trắng như sữa, mỗi con to bằng đầu đũa ăn cơm, đến tháng chín, tháng mười lớn bằng ngón tay út, sau đó lớn hơn, già đi và chuyển sang thể kén bao nhộng con.

Người ta chưa xác định được sau lần lột xác cuối cùng lậy thành con gì, chỉ biết theo dân gian lưu truyền lậy là món ăn ngon, bổ dưỡng. Muốn bắt lậy phải đào tìm trong đất phù sa, chúng thường nằm dưới gốc mì, bắp, lau lách triền sông, số lượng nhiều sau những trận lụt ngập bãi.
Người địa phương cho lậy là côn trùng sạch, bởi chúng sinh sôi ở những vùng đất phù sa thiên nhiên, xa khu dân cư và ăn rễ các loại cây không độc hại. Chúng thường ở cạn, đào dưới mặt đất là có ngay, nhưng cũng có khi phải đào sâu vài lưỡi cuốc mới tìm thấy. Nơi nào phun nhiều thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ thì hầu như không tìm được lậy.

Lậy đào được đem về rửa sạch đất cát, luộc qua cho chín vừa, sau đó ướp gia vị hành, tiêu, ớt, tỏi, củ sả tươi, mắm muối như ướp thịt, càng nhiều sả càng thơm, và cần một khoảng thời gian ngắn cho gia vị ngấm đều rồi mới làm các món ăn. Từ công đoạn này về sau lậy được chế biến thành ba món ngon: lậy chiên dòn, nướng và nấu rút. Món chiên dòn, bằng cách cho lậy vào dầu sôi để thực phẩm chín, nhưng không bị sém cháy, có thể phít bột, chiên xù như chiên xù cá rô đồng, mực,…

Món thứ hai lậy nướng, bằng cách cho số đã thấm gia vị lên vỉ rồi đặt trên bếp than rực đỏ. Trở vỉ nhiều lần và xem thấy lậy chín đều, bay mùi thơm ngon là dùng được. Cả hai món trên, tùy sở thích có thể ăn cuộn với lá lốt non, lá mơ, rau díp, xà lách, bánh tráng mỏng rau sống,… Hương vị của chúng khá lạ, vừa béo vừa thơm ngọt, không giống các thức ăn thường gặp. Món thứ ba theo cách gọi dân gian là nấu rút, bằng cách cho lậy đã ướp gia vị vào xoong, nồi thêm dầu phụng khử chín, một ít nước dừa non và nấu nhỏ lửa đến cạn nước, bốc mùi thơm thì nhắc khỏi bếp và đem dùng. Lậy nấu rút có thể ăn với bánh tráng chín giòn, với cơm,… đều ngon và hấp dẫn.

Thức uống kèm theo với ba món trên có thể mọt ít rượu hay bia tùy ý. Lậy là món ăn đãi khách, tuy có vẻ dân giã nhưng hiếm. Kinh nghiệm dân gian cho rằng ăn lậy không những bổ dưỡng cơ thể, tăng sinh lực, mà còn có tác dụng chữa đau khớp hay bệnh gút nữa.

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Những “bác sĩ” côn trùng lạ mắt nhưng kì diệu

Nghe có vẻ… kinh dị nhưng hãy thử nghía qua các sự thật độc đáo này nhé!

Việc chữa bệnh bằng côn trùng không có gì là mới, bởi lẽ nó đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những khám phá dưới đây sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu, thí nghiệm và cả cách chữa bệnh thời xa xưa của con người, với “liều thuốc” là… côn trùng.
1. Ấu trùng nhặng xanh chữa lành vết thương và các căn bệnh về xương

Khi những chú nhặng xanh đậu lên vết thương bị hở của chúng ta, chúng làm một công việc mà hầu hết các loài ruồi đều làm, đó là sinh nở. Có một điểm khác là nhặng xanh không đẻ trứng mà đẻ ra ấu trùng (hay còn gọi là dòi). Tuy nhiên, những ấu trùng này rất đặc biệt, chúng tiết ra một loại hóa chất được biết đến với cái tên là allantoin – được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh viêm tủy xương.
2. Phương pháp trị liệu bằng dòi

Trong quá trình điều trị, rất nhiều bác sỹ không bận tâm đến việc chiết xuất chất allatoin từ ấu trùng nhặng xanh như đã nêu ở trên, mà thay vào đó, họ thả những “bác sĩ” dòi trực tiếp vào vết thương hở. Những chú dòi này sẽ ăn hết những loại vị khuẩn gây nhiễm trùng và các mô chết trên vết thương của chúng ta.
3. Phương pháp trị liệu bằng nọc ong

Trong một thí nghiệm, Pat Wagner – một nhà nghiên cứu đã để ong đốt khoảng 200 lần/tuần. Câu chuyện nghe có vẻ rất nguy hiểm, nhưng Pat Wagner đã cố tình làm vậy bởi rất nhiều công trình khoa học trước đã chứng minh rằng, nọc ong (rất giàu enzyme, peptide – chất chống lão hóa và glucocorticoid và nhiều thành phần có ích khác) có thể sử dụng để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp cho tới bệnh viêm khớp đa xơ cứng.

4. Nọc kiến điều trị bệnh viêm khớp

Có hai điểm thú vị về vết kiến cắn: Thứ nhất, là vết cắn này thường chứa nọc độc. Thứ hai, nọc độc này làm giảm sưng tấy và giảm bớt cơn đau khớp.

5. Kiến cây được sử dụng làm “thuốc chữa bệnh” của thổ dân Úc

Đối với những người thổ dân Úc, loại trà được làm từ xác những chú kiến cây được nghiền nát có thể giúp họ chữa được bệnh đau đầu, cảm lạnh và thậm chí là làm sạch vết thương. Một điểm rất đặc biệt là loại trà kiến này có hương vị không khác gì trà xanh.

6. Kiến được sử dụng để khâu vết thương

Ở các khu rừng già tại Nam Mỹ và châu Phi, những người thổ dân sử dụng một loại kiến có càng lớn để giúp “khâu” các vết thương hở. Khi chiếc càng kiến đã đâm xuyên qua thịt, họ ngắt đầu của những chú kiến này, do đó, những chiếc càng có tác dụng như những chiếc “ghim sinh học” giúp khép kín vết thương.

7. Tơ nhện được sử dụng để băng vết thương

Ở thời Trung Cổ, việc sử dụng tơ nhện làm băng ca rất phổ biến. Ngày nay, các nhà khoa học còn sử dụng tơ nhện để sản xuất các loại dây chằng nhân tạo và các loại vật liệu giúp ích cho quá trình ghép xương.

8. Não gián được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh

Não gián chưa một loại kháng sinh mạnh mẽ có thể chống lại các căn bệnh do vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) và bệnh tụ cầu khuẩn kháng Methicillin (MRSA infections). Tuy nhiên, việc uống những viên thuốc “não gián” có vẻ là điều không hề đơn giản chút nào.

9. Bọ ban miêu (Blister Beetles) chữa bệnh rộp da

Một loại tinh dầu được chiết xuất từ những chú bọ ban miêu có tên gọi là Cantharides có thể giúp chúng ta loại bỏ những mụn cóc hoặc những vết rộp trên da. Tuy nhiên, Cantharides là một loại chất kịch độc (10mg chất này có thể khiến bạn tử vong), do đó các bác sỹ khuyên rằng không nên nuốt hoặc dùng Cantharides để chữa những vết mụn cóc gần miệng.

10. Rệp son (Cochineal Beetle) có công dụng chữa ho

Rệp son có lẽ là loại côn trùng gớm ghiếc nhất quả đất, thế nhưng công dụng chữa bệnh của chúng thì rất tuyệt vời. Rệp son được ngâm với rượu, khi uống có tác dụng chữa trị bệnh ho gà, nhiễm trùng đường tiết niệu và hen suyễn.

11. Phương thuốc lợi tiểu từ ve sầu

Ở thời Cổ đại, người Ai Cập từng khổ sở do nạn dịch ve sầu. Chúng sinh trưởng quá nhanh đến mức người dân Ai Cập thời đó đã quyết định… ăn ve sầu giống như một loại thức ăn. Chính quyết định này đã tình cờ dẫn đến một phát minh về phương thuốc lợi tiểu và chống nhiễm trùng đường tiết niệu từ ve sầu.

12. Dong trung ha thao – Phương thuốc chữa bệnh linh nghiệm của người Trung Quốc cổ xưa

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Tên gọi “đông trùng hạ thảo” xuất phát từ quan sát thực tế là vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất và chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc), còn vào mùa đông thì những cá thể này giống con sâu (côn trùng).

Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối thận hư, liệt dương, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ.
13. Nhộng tằm chữa bệnh tim

Ngoài việc nhả tơ, nhộng tằm còn được biết đến là chủ nhân của chất hóa học có tên gọi Serratia E15 – giúp ngăn ngừa và chữa bệnh tim mạch.

11 loại côn trùng được giới thiệu ở phần đầu chưa có các kiểm chứng chính thức về khoa học và y học hiện đại, do vậy, bạn tuyệt đối không nên “thí nghiệm” nhé!

Hải Sâm Xào Mướp Đắng

Nguyên Liệu:

– Hải sam tuoi 200 g (khô 100g)
– Mướp đắng 500g + hành hoa 50g
– Dầu ăn, muối, gia vị vừa đủ.

Cách Làm:

– Hải sâm khô ngâm trong nước ấm, rửa sạch, cắt miếng nhỏ (hoặc hải sâm tươi rửa sạch, mổ bỏ nội tạng cắt miếng nhỏ).
– Mướp đắng bỏ ruột thái nhỏ, bóp qua ít muối.
– Cho dầu ăn và hải sâm vào chảo xào chín sau đó cho mướp đắng, muối, gia vị vừa đủ
– Món ăn có mùi vị thơm của hải sâm và hành.
Tác dụng : Hải sâm và mướp đắng đều bổ chân âm giúp cho thấy mát mẻ trong người, giảm đói, giảm khát.

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Những món ăn giúp quý ông thêm yêu vợ

Nhiều bà nội trợ chỉ tìm sách báo nghiên cứu các tư thế, phương pháp để chiều chồng mà quên rằng, chính những bữa cơm hằng ngày với những món ăn dễ tìm, dễ chế biến sẽ chắc chắn rằng “ông ăn bà khen” nếu bạn biết cách kết hợp chúng. Hãy tham khảo nhé!

Hải sâm xào mướp đắng: hải sam tuoi 200g, mướp đắng 400g, hành hoa, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Hải sâm rửa sạch, bỏ nội tạng, thái miếng nhỏ. Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn cho sôi, cho hải sâm vào xào chín tới, sau đó cho mướp đắng vào xào cùng tới khi mướp chín, nêm gia vị, cho hành hoa vào và bắc xuống. Dùng nóng.


Hải sâm xào mướp đắng

Thịt chó nấu ngưu tất, đậu đen: Thịt nạc chó 300g, đậu đen 30g, ngưu tất 15g, gừng tươi, gia vị đủ dùng. Thịt chó rửa sạch, thái miếng, các vị thuốc khác rửa sạch, để ráo nước. Xào qua thịt chó rồi đổ các vị thuốc trên vào nồi, đổ nước hầm nhừ, nêm gia vị vào là dùng được.

Súp bào ngư hải sản: Bột bắp hoặc bột đao 20g, bào ngư thái miếng 50g, thịt cua nạc 50g, tôm nõn 20g, nước dùng gà hoặc nước xương lợn hầm, gia vị đủ dùng. Cho các thứ trên vào đảo cùng với hành phi thơm. Cho bột đao hoặc bột ngô vào nước dùng gà quấy đều rồi đem nấu chín sền sệt, sau đó cho bào ngư cùng các hải sản đã xào chín vào, nêm gia vị là dùng được. Ăn khi nóng. Món ăn trên kết hợp các vị thuốc có thể chữa đau lưng, mỏi gối, bổ thận trợ dương, dưỡng huyết. Bào ngư có tính bổ âm, tăng khí, bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể… Những người cơ thể suy nhược, mắt kém, thận suy, sinh hoạt tình dục yếu nên dùng bào ngư.

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan

Nấu ăn kiểu Hàn: Cháo gà truyền thống Hàn Quốc Sam-ke-thang

sam-ke-thang.jpg

Cháo gà hầm sâm Sam-ke-thang là món ăn đặc biệt bổ dưỡng trong mùa hè. Người Hàn tin rằng sâm có thể làm mát cơ thể, vì vậy ăn món này, cơ thể vừa được làm mát, vừa bổ dưỡng tăng cường sinh lực. Họ sẽ dễ dàng vượt qua được mùa hè nóng bức, ẩm, ngột ngạt và mệt mỏi. Đây là món người Hàn hay ăn trong những ngày nóng bức nhất của mùa hè. Thậm chí, giữa tháng 6 âm lịch còn có một ngày gọi là “ngày gà hầm sâm”. Tất cả mọi nơi trên đất Hàn đều ăn món này. Nhiều cửa hàng, căng tin giảm giá món đó, giống như ngày bánh trôi bánh chay ở Việt Nam.

Sâm trong món cháo mang lại vị hơi đắng nhẹ, táo đỏ và gạo nếp có vị ngọt thơm. Tỏi làm cho cháo có vị thanh, ngọt.
Món gà hầm sâm này khi ăn, bạn sẽ toát nhiều mồ hôi. Thành phần chính trong món này là sâm, là vị thuốc làm toát mồ hôi, qua đó “giải độc” cho cơ thể, làm cho cơ thể khỏe lại, cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng. Đó không chỉ là món ăn nên ăn vào mùa hè mà còn là món ăn nên ăn khi cơ thể bị mệt mỏi do thời tiết (thay đổi thời tiết, quá nóng, quá lạnh, oi bức…).

Nguyên liệu:

– Gà ta (gà non)
– Sâm Hàn Quốc (sâm khô (bạch sâm) hoặc sam tuoi)
– Gạo nếp
– Nước
– Tỏi (Tỏi bóc vỏ, để nguyên củ)
– Táo đỏ (Đại táo)
– Hạt ngân hạnh (Ginggo) hoặc hạt dẻ (chestnut) (nếu có)
– Muối
– Hành hoa

Chuẩn bị:

– Ngâm gạo nếp
– Ngâm sâm khô (nếu là sâm khô)
– Gà rửa sạch, mổ moi

Cách làm:

– Nhồi 2 thìa gạo nếp vào bụng gà. Sau đó nhồi tỏi, táo đỏ, hạt dẻ vào bụng gà, tiếp tục nhồi thêm gạo nếp vào bụng gà.

– Nếu dùng sâm tươi loại nhỏ thì nhồi 1/2 sâm tươi vào bụng gà. Nếu dùng sâm khô thì bỏ sâm ở nước dùng (ngoài gà).

-Dùng tăm xiên khép kín bụng gà lại.

– Đặt gà đã nhồi bụng vào nồi, cho vừa nước. Cho thêm sâm, tỏi, táo đỏ và phần còn lại của gạo nếp vào.

– Đun sôi lửa to trong 30 phút. Sau đó giảm lửa trung bình đun tiếp 1 tiếng.

Cháo gà được rồi mới cho thêm một chút muối. Khi ăn rắc thêm một ít hành trang trí.

Chú ý:

– Món này khi nấu gần như không cho gia vị, rất nhạt. Khi ăn người ta ăn thịt gà chấm với muối tiêu (nhiều tiêu). Gia giảm muối vào cháo là tùy khẩu vị từng người mà cho thêm.

– Sâm để nấu món này thường là sâm tươi Hàn Quốc loại 2 năm, 3 năm, 4 năm. Tuy nhiên nếu điều kiện không dễ dàng mua sâm tươi thì người ta dùng sâm khô (Bạch sâm) 3- 4 năm để nấu.

– Món này không có gừng.

– Có thể đồ gạo nếp lên trước thành xôi rồi nhồi xôi vào bụng gà. Như vậy xôi trong cháo sẽ ngon hơn, dẻo hơn và khi ninh tơi đều, hạt gạo mềm ngon. (Không thực sự cần thiết)

– Không cho quá nhiều gạo nếp, món này nấu cháo loãng.

– Món này chính xác là một món canh bổ dưỡng. Nước dùng màu hơi trắng do đun gà lâu. Gà chín nhừ chứ không phải chín tới.

– Nếu dùng nồi áp suất để hầm thì thời gian có thể đặt ngắn hơn.

Sam tuoi | Dong trung ha thao | An cung nguu hoan