Posts Tagged ‘nhan sam han quoc’

20 Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc

Hanbok
Áo hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài “china” và một áo vét theo kiểu bôlêrô “Jeogori”. Áo của đàn ông gồm có một áo khoác ngắn “Jeogori” và quần “baji”. Cả hai bộ hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự gọi là “durumagi” . Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc Hanbok vào các dịp lễ tết hoặc các lễ kỉ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.

 

Kimchi và Bulgogi – Thực phẩm có lợi cho sức khỏe
Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc và kimchi- món rau cải thảo muối có vị cay. Bulgogi được làm từ bất kì loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt lợn là loại thịt thường được dùng nhiều nhất.Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của món của bulgogi cũng như kimchi. Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải. Kimchi cung cấp ít calo và cholesterol nhng lại giàu chất xơ. Kimchi thậm chí còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thờng nói rằng “ăn kimchi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ “.
Hangeul – Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc
Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon – vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.

 

Jongmyo Jeryeak – Nhạc tế lễ Jongmyo
Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của thángNăm trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi, hoàng tộc thười Joseon (13921910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm Seoul. Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.

 

Talchum – Mặt nạ và múa mặt nạ
Mặt nạ, thường được gọi là “tal” trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng của các loại mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu, vì “talchum ” – loại hình múa mặt nạ -thường được biểu diễn vào đêm dưới ánh sáng của các đống lửa. Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong nhân dân thời kỳ Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các nghệ sĩ diễn viên và khán giả cùng hoà nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.
Nhân sâm
Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm trồng tại Hàn Quốc với sản phẩm có xuất xứ khác trên thế giới, nhan sam Han Quoc được đặt tên là “Goryeong Ginseng” theo tên triều đại Goryeo – triều đại đã hình thành tên Hàn Quốc trong tiếng Anh là Korea.

Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh. Nhân sâm là một yếu tố cốt lõi trong Đông y, nhưng người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản hơn là uống trà hay rượu.
Đền Bulguksa và Seokguram Grotto
Bulguksa, là một trong những ngôi Đền Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, nằm ở Gyeongju, trước đây là thủ phủ của vương quốc Silla (57 trước CN -935 sau CN). Bulguksa ban đầu là một ngôi đền nhỏ mà nhà vua Beop-heung (514 -540) triều đại Silla đầu tiên sùng tín Phật giáo, đã xây dựng để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương quốc của mình.Kiến trúc hiện nay của ngôi đền có từ năm 751 khi nó được được xây dựng lại. Trước kia, đền gồm có 80 toà nhà, nhiều gấp mười lần số lượng còn lại cho tới bây giờ. Đền nằm trên núi cao, phía sau lưng là Seokguram, động bằng đá nhân tạo được biết đến như là một trong những động đẹp nhất của đạo Phật. Seokguram bao gồm một tiền sảnh hình chữ nhật, và một lễ đường hình tròn với vòm trần nối liền với hành lang cũng xây theo hình chữ nhật. Seokguram và Bulguksa đã được đưa vào danh sách Di sản văn hoá thế giới của UNESCO từ năm 1995

 

 

Núi Seoraksan
Bán đảo Triều Tiên có hai ngọn núi đẹp là núi Seoraksan ở Hàn Quốc và núi Geumgangsan ở CHDCND Triều Tiên. Seoraksan là rặng núi kéo dài theo hướng nam của núi Geumgangsan, thường được biết đến với tên gọi núi Kim Cương thuộc CHDCND Triều Tiên. Rừng của núi Seoraksan với đỉnh cao nhất là 1708 mét so với mực nước biển, là khu rừng hỗn hợp gồm các loại cây tán rộng với nhiều loại cây xuất xứ từ vùng núi Alpơ và những cây quả hình nón, là nơi cư trú của 939 loài thực vật và 25 loài thú, 90 loài chim, 11 loài bò sát, 9 loài động vật lưỡng cực, 360 loài côn trùng và 40 loài cá nước ngọt.

Nghệ thuật Hàn Quốc
Người Hàn Quốc thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật. Nghệ sĩ violin Sarah Chang đã ra album đầu tiên khi mới chín tuổi. Một nghệ sĩ violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung Kyung-wha đang giữ danh hiệu một trong những nhạc sĩ đang được chào đón nhất trên sàn diễn quốc tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo Su-mi được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của chỉ huy dàn nhạc Herbert thì chị có giọng hát “trời cho”. Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên vì Paik Nam-june, người gốc Hàn Quốc, được mệnh danh là “cha đẻ của nghệ thuật video”, đã bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1963, ông trở thành người đầu tiên triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik đã có ảnh hưởng với nghệ thuật đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ thuật, báo chí, công nghệ, văn hoá nhạc pop và những thể loại nghệ thuật mới
Di sản in
Nghệ thuật in trên phiến gỗ bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 ở Hàn Quốc. Bộ chữ in kim loại đầu tiên của thế giới được người Hàn Quốc phát triển trước phát minh của Gutenberg (Đức) hơn 200 năm.Thường dân triều đại Goryeo (918-1392) đã làm ra Bộ kinh Phật Koreana từ thế kỷ 13, và được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật còn tồn tại lâu đời nhất. Bộ kinh Phật Koreana đã được xếp vào di sản văn hóa của UNESCO năm 1995.

 

Nhạc cụ truyền thống
Có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây “gayageum” và đàn 6 dây “geomungo”, cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 6. Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba nhóm đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samullori Kim Duk-soo rất nổi tiếng trong và ngoài nước vì sự sáng tạo trong kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo.

 

Dangcheong: Hình trang trí trên các tòa nhà
Dangcheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực. Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, dangcheong còn được dùng vào nhữngmục đích thực tế. Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh khác.

Hoa văn
Các hoa văn họa tiết thường bắt nguồn từ những chữ viết cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện những nhu cầu tình cảm về môi trường xung quanh con người, sau đó được phát triển thành một hình mẫu trang trí nghệ thuật. Trong số các hoa văn thường thấy được sử dụng một cách truyền thống ở Hàn Quốc có hình con rồng và con phượng hoàng, và “taegeuk” dùng trong quốc kỳ Hàn Quốc Taegeuki, gồm có hai hình đối lập tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hai sức mạnh của vũ trụ, cho tĩnh và động, cho thế yếu và thế mạnh, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ. Ngoài ra còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi, nước, mây, cây thông, con rùa, con hươu, con sếu, và mặt trời.
Jasu- Nghệ thuật thêu
Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.

Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo

Bojagi – Vải bọc
Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ. Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng . Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn mùi xoa nhỏ.

Nghệ thuật gấp giấy thủ công
Người Hàn Quốc có truyền thống lâu đời trong nghệ thuật gấp giấy thủ công và cũng đã từ lâu sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để gấp nên những chiếc hộp, chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, giỏ, túi lưới, bình và gạt tàn. Những sản phẩm giấy thủ công khác du khách tham quan thường gặp là đồ văn phòng phẩm, thảm chân, đệm, rèm, bao đựng ống tên, bát mài mực, hộp thuốc súng, giày dép, chậu rửa, ấm trà. Hầu hết các sản phẩm làm từ giấy đều được sơn bóng trên bề mặt làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền đồng thười làm cho chúng có khả năng chống thấm. Loại sơn phủ thường được dùng là hỗn hợp nước quả hồng xanh và hồ gạo và dầu tía tô.

Tranh dân gian
Tranh dân gian gồm những tác phẩm mà thường dân Hàn Quốc thời xa thường dùng để trang trí nhà ở hoặc để thể hiện những mong ước của họ về đời sống hạnh phúc bền lâu. Không giống như những tác phẩm hội hoạ cổ điển cao sang thường tập trung mô tả phong cảnh, hoa và chim, tranh dân gian thường thể hiện những ý tưởng hài hước, đơn giản và ý nghĩ chất phác về cuộc sống bình dân và về thế giới. Tranh dân gian là những sáng tác của các họa sĩ thuộc tầng lớp hạ lưu trong xã hội cũ,nhưng các bức tranh của họ lại được tất cả mọi giai cấp trong xã hội, từ hoàng gia và các đền thờ cho đến nông dân ở những làng quê hẻo lánh trưng bày. Các tác phẩm tranh dân gian thường pha trộn táo bạo, thể hiện phongcách riêng của người hoạ sĩ và sử dụng những gam màu mạnh

 

Sesi – Tập quán truyền thống
Tập quán Sesi bao gồm các nghi lễ được cử hành vào các thời điểm giao mùa trong năm và ngày tết Nguyên Đán. Ví dụ, vào ngày tết năm mới, người Hàn Quốc cất bài vị tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm với các món đồ ăn và uống. Sau nghi lễ này, có lễ “sebae” hay là quỳ lạy những người cao tuổi trong gia đình. Vào đêm ngày 15 tháng Giêng -ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, gọi là “daeboreum”, một hình nộm làm bằng rơm sẽ được ném xuống sông. Nhiều nơi trong cả nước đã có tập tục này, nhưng việc chuẩn bị và thưởng thức các món ăn với những loại rau đa dạng theo mùa vẫn được thực hiện ở khắp nơi. Ngày 15-8 âm lịch là ngày lễ Chuseok, một dạng lễ tạ ơn Trời cho vụ mùa bội thu, trong ngày này, mọi người cũng thường đi thăm viếng mộ tổ tiên. Một trong những món ăn đặc biệt được chuẩn bị cho ngày lễ này là “songpyeon”, bánh có hình trăng khuyết làm từ bột nếp trong có vừng, đậu xanh hạt dẻ và các loại ngũ cốc khác
Các nghi lễ trưởng thành
Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là “Gwanhongsangje” (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên. Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo. Lễ thành hôn được tổ chức tại gia đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường nghỉ hai hay ba ngày tại gia đình cô dâu trước khi trở về nhà chú rể.Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn Quốc rất cầu kỳ. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn. Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái chết
Vườn cảnh
Những khái niệm cần thiết phía sau nghệ thuật vườn Hàn Quốc là làm cho khung cảnh khu vườn tự nhiên hơn cả chính bản thân nó lúc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vườn trông hoàn toàn giống như một tác phẩm của tự nhiên, đó là nỗ lực rất lớn của các nghệ sĩ. Một trong những cảnh quan được bảo tồn tốt nhất trong các khu vườn thượng uyển là hồ Anapji ở Gyeongju, Gyeongsangbuk-do. Và cũng không có gì có thể so sánh với vẻ đẹp của vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung ở Seoul, rộng 300.000 m2 trên tổng diện tích 405.636 m2 diện tích cung điện. Khu vườn được bố trí nhiều vườn, sảnh, ao sen, cầu đá, bậc tam cấp, máng nước và những dòng suối nhỏ uốn lượn giữa khu rừng cây rậm rạp và tất cả những yếu tố khác của một khu vườn theo truyền thống Hàn Quốc

Chế biến cháo nhân sâm hàn quốc bồi bổ cơ thể

Một loại thức ăn rất bổ dưỡng, thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, tâm hoảng, thở dốc, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu.

Nguyên liệu chế biến
Bột nhan sam han quoc 3g
– Gạo tẻ 100g
– Đường phèn vừa đủ.

Cách làm:

1. Vo sạch gạo, trộn với bột nhân sâm , cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm, cho thêm đủ nước.

2. Đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín.

3. Cho đường phèn và nước vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo đã chín, khuấy đều thành cháo đường.

4. Trong khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt.

Cách dùng:
Nên ăn lúc đói, hai bữa sáng tối trong mùa đông.

Khuyến cáo:
Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc người trung niên, người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng không nên dùng, cũng không nên dùng trong mùa hè nóng nực. Khi ăn cháo  sâm Hàn Quốc, không được ăn củ cải và uống nước trà.

Món Sâm Hàn Quốc nấu tôm

Hương vị đậm đà, thơm mềm bổ dưỡng.

Nguyên liệu chế biến:
– 1 củ nhan sam han quoc nước (nặng khoảng 1kg)
– 25g tương, 25g đường cát trắng
– 5 g bột ngọt, 25g dầu hành
– 25g bột bắp hòa nước
– 10g rượu vang
– 25g hành tím xắt lát
– 150g nước thịt kho tàu.

Cách chế biến:
– Nhúng củ nhân sâm vào chảo đang sôi, vớt ra để ráo dầu. Chiết dầu dư trong chảo ra, chừa lại một ít, cho hành tím vào xào qua cho thơm, cho tiếp nước thịt kho tàu, rượu vang, đường cát trắng, tương, tôm và củ nhân sâm vào nấu trong 5 phút, rồi cho bột ngọt vào, nước bột bắp vào nấu cho đến khi sệt lại thì cho dầu hành vào, bắc chảo xuống bày món ăn ra dĩa.

Thử “yêu” kiểu chuột

Bạn có biết chuột nhắt giữ chức quán quân về thời gian giao phối? Để giành được vị trí này, đương nhiên là không đơn giản.

Hãy cùng tìm hiểu xem liệu bí quyết của chàng Tý có giúp ích gì cho con người hay không?

Chuột ít hoạt động vào ban ngày

Thử làm một thí nghiệm cùng bạn đời. Hãy bịt mắt lại và cảm nhận sự tồn tại của người ấy bên cạnh. Có phải cảm xúc của bạn trong đêm thường thính nhạy hơn ngày. Vì thế bạn nên cùng chàng Tý của mình gần gũi trong lúc tĩnh lặng, riêng tư.

Khoảng 5 – 9h sáng cũng được xem là thời điểm thuận lợi. Lúc này các hormone mang lại sự khoái cảm cho cả nam và nữ hoạt động mạnh mẽ hơn.

Chuột nhắt có thể giao phối liên tục trong 12 giờ

Con số 12 giờ mỗi ngày là ước mơ của không ít quý ông. Vậy nên ai cũng muốn dùng dong trung ha thao, thuốc tăng lực nhiều hơn để đạt đến mức 12 giờ. Như thế mới xứng danh là “chú Tý” mạnh mẽ của phụ nữ.

Thế nhưng, bạn có biết kết thúc của một lần “làm vua”, các chú chuột nhắt chỉ sống thêm 5-10 ngày. Liệu các chàng có muốn thử?

Khứu giác của chuột nhắt rất nhạy

Thông qua mùi hương, chúng có thể phân biệt được các thành viên trong bầy với kẻ lạ mặt hoặc những mối nguy hiểm

Các nàng chuột thường truyền nhau một bí quyết sử dụng hương thơm. Đó là ăn những món ngọt như bánh rán, bí đỏ, kẹo nhiều hơn. Những mùi hương có vị ngọt dễ thu hút các chàng. Sao bạn không thử dùng sữa tắm, nước hoa có mùi ngọt ngào như một thứ vũ khí đặc biệt của tình yêu.

Mỗi ngày, một con chuột nhắt tiêu thụ lượng thức ăn bằng 50-75% khối lượng cơ thể của nó

Có lẽ vì khả năng ăn uống siêu phàm mà các chàng Tý có khả năng vượt bậc trong chuyện yêu đương. Phải chăng muốn cường tráng, cần ăn nhiều đến thế?

Đúng, các ông chồng sẽ mạnh hơn nhưng động tác kém nhanh, tư thế khó khăn. Nguyên nhân vì ai cũng sẽ tăng cân nhanh chóng với thực đơn không kiểm soát như thế.

Nên áp dụng chính sách ăn nhiều không bằng ăn bổ. Chúng ta hãy bắt đầu làm quen với các loại trái cây thuộc họ nhà dâu tây. Dùng dâu trong suốt buổi sáng sẽ giúp cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, kích thích sự lưu thông máu xuống cơ quan sinh dục ngoài. Điều này rất tốt cho việc tạo hứng khởi trong chuyện gối chăn.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên ăn các loại thịt màu đỏ, hải sản và thực phẩm chứa nhiều kẽm.

Tay chân liên tục vận động

Thói quen này khiến chuột nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Vì thế gặp điều kiện khí hậu thuận lợi, họ hàng nhà Tý lại bắt đầu yêu.

Chính sự vận động khiến các chàng và nàng Tý không bị trầm cảm, mất ngủ hoặc rối loạn tuyến giáp.

Hãy đi bộ hoặc vận động bằng các bài thể dục đều đặn mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. Như thế mới có thể đạt đến sự sung mãn.

Tuy nhiên, đừng quên các phương pháp kế hoạch hóa gia đình, không khéo lại sinh sản như chuột thì nguy.

Thực phẩm chức năng: Quảng cáo láo, bóp cổ người mua?

Không còn lạ với những dòng quảng cáo: Thực phẩm chức năng (TPCN) A – bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. TPCN B – loại bỏ nỗi lo về ung thư, HIV, tiểu đường… Nghe quảng cáo quá sướng tai nhìn giá thì “cắt cổ”, nhưng thực tế, những loại TPCN kiểu này chứa những thành phần gì? Và thực tế có công dụng bao nhiêu % so với giá thành và quảng cáo?

Bác sỹ, Thạc Sỹ Nguyễn Thị Minh Châu (Bệnh viện y học cổ truyền quân đội): Nhãn mác ghi sai sự thật!

Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng tràn lan trên thị trường với hình dáng, công dụng rất khác nhau, tuy nhiên về tác dụng thực sự thì rất ít khi được kiểm chứng. Đa số mọi người đều nghe và tin vào những lời quảng cáo rất chuyên nghiệp, uống cái này, cái kia sẽ giảm thiểu bệnh tật, thậm chí chữa được những bệnh nan y, hay chữa khỏi cho bà nọ, ông kia đã bị bệnh viện trả về… Nói chung, vô vàn những lời quảng cáo nghe rất hay, “rất đáng tiền” để “câu khách”, bán được hàng mà ít ai biết bản chất thực sự của TPCN chỉ là hỗ trợ, phòng ngừa một số loại bệnh tật.

Loại TPCN hiện đang gây đình đám và được nhiều người quan tâm hiện nay là cái được gọi là TPCN Dong Trung Ha Thao. Về bản chất, Đông Trùng Hạ Thảo vừa là con lại vừa là cây. Vào mùa đông, sâu nằm ở dưới đất, nấm phát triển và hút chất bổ của toàn thân sâu làm sâu chết. Đến mùa hạ, nấm mọc chồi khỏi mặt đất, hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11cm nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Chính từ sự chắt lọc của tự nhiên như vậy đã hình thành lên một loại thuốc bổ dưỡng và quý giá. Và Đông Trùng Hạ Thảo chính gốc xưa kia chỉ có các bậc vua chúa ở Trung Quốc mới được dùng.

Còn ngày nay thì người ta áp dụng nhiều phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại để nuôi trồng rồi cho ra đời sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo và đến thời điểm này, nói đâu xa tại Việt Nam có thể thấy “nhan nhản” các sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo. Nào là dưới dạng nước, dạng viên… có tác dụng hỗ trợ khả năng tình dục cho cả nam lẫn nữ, dùng trị lao, ho, thiếu máu, đau lưng, đau gối cũng như giúp tăng sức khỏe trong thời gian dưỡng bệnh, làm chậm quá trình lão hóa…

Tại Trung Quốc do sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo đang bị thương mại hóa dưới dạng thực phẩm chức năng nên giới quan chức tại nước này đã ra lệnh cấm sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo để làm thực phẩm phổ thông. Hay mới đây, một dạng viên nang Đông Trùng Hạ Thảo hiệu Trí Linh được sản xuất tại Trung Quốc cũng mới bị cấm lưu hành do không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn bán rộng rãi và đăng quảng cáo sai sự thật.

Ví dụ như TPCN Đông Trùng Hạ Thảo – Hà Nguyên Đường có ghi những thành phần chủ yếu là Đông Trùng Hạ Thảo, Trùng Thảo Khuẩn Ti Thể, Linh Chi, Hương Như, Sơn Thù Du, Ngọc Trúc, Táo Đỏ, Bắc Kì, Mật Ong… Hay cũng là TPCN Đông Trùng Hạ Thảo có nguồn gốc Hàn Quốc có ghi những thành phần như Đông Trùng Hạ Thảo xứ tuyết Hàn Quốc kết hợp với Nấm linh chi, táo đỏ , vitamin C, mật ong … Về công dụng của từng thành phần chứa trong các sản phẩm này thì rất tốt, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Nhưng muốn biết sản phẩm có thực sự chứa những thành phần tốt như vậy hay không thì phải qua sự kiểm nghiệm, công bố của Viện nghiên cứu.

Trên thực tế, không ít loại TPCN đã không ghi rõ và đầy đủ những thông tin xác nhận có lợi hay chống chỉ định cho sức khỏe. Một số loại luồn lách, bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thuần túy vào các thực phẩm để bán ở dạng thực phẩm chức năng.

Tôi luôn đánh giá cao những công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo bởi nếu là sản phẩm thực sự thì vô cùng tốt. Nhưng các bạn có thể hình dung một cách đơn giản thế này, gà công nghiệp hay gà ta thì cũng đều là gà. Nhưng thịt của gà công nghiệp thì khác hẳn gà ta và sự bổ dưỡng của hai loại này cũng rất khác nhau. Đông Trùng Hạ Thảo cũng vậy, thế nên chúng ta cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào…

Tôi cho rằng Trung Quốc là một trong những nước quản lý rất gắt gao về các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Đây cũng nơi rất nổi tiếng về sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo mà còn có những sản phẩm TPCN Đông Trùng Hạ Thảo không đạt tiêu chuẩn, quảng cáo sai sự thật… thì chúng ta cũng cần đặt ra những nghi vấn về chất lượng của các loại TPCN nói chung và Đông Trùng Hạ Thảo nói riêng so với những quảng cáo về công dụng và giá thành rất cao của nó.

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh: Quảng cáo sai sự thật!

TPCN chỉ có khả năng tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cho việc điều trị, nhưng hiện nay rất nhiều TPCN đang được quảng cáo như là một loại thuốc chữa bệnh, như vậy là sai.

Tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Sở Y tế nhiều lần phát hiện các loại TPCN quảng cáo sai tác dụng thành các loại thuốc chữa bệnh. Ví dụ như loại keo dán Kinotakara của Công ty cổ phần Liên Kết – Trí Thức được quảng cáo có tác dụng thanh lọc máu huyết, đẩy lùi chất độc trong cơ thể. Một số loại TPCN của Tập đoàn quốc tế Tahitian Noni được người bán giới thiệu chữa được nhiều bệnh như trái nhàu trồng ở Tahitian chứa tới hơn 160 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có thể chữa được 32 bệnh, trong đó có những bệnh nan y như: Ung thư, HIV, hay tiểu đường.

Các TPCN khác của tập đoàn này còn chữa được bệnh trẻ em không vui, người già có thể trẻ lại…? Sữa ong chúa của Royal Jelly do New Zealand sản xuất được quảng cáo là có thể điều hòa hệ tim mạch và điều chỉnh huyết áp từ cao xuống thấp và ngược lại? Hay trên truyền hình hiện nay, nhiều loại trà thảo mộc được quảng cáo là thanh lọc được cơ thể, uống vào không lo bị nóng, nhiều loại TPCN cũng được “bốc đồng” là giúp phòng chữa được nhiều loại bệnh… Những quảng cáo như vậy đều là sai sự thật.

Bóp cổ người tiêu dùng?

Với những loại TPCN quảng cáo sai sự thật, thành phần chỉ có những loại Vitamin hay một số chất bổ dưỡng thông thường có thể tìm thấy dễ dàng trong rau, củ, quả hay thức ăn hàng ngày… thì với mức giá từ vài trăm nghìn đồng cho đến hàng triệu đồng quả thật là “cắt cổ” người tiêu dùng.

Có thể lấy ví dụ như sản phẩm Noni Juice đã từng bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhắc nhở và xử phạt vì quảng cáo sai sự thật (Quảng cáo: cung cấp trên 210 chất dinh dưỡng,giúp cân bằng các chất trong cơ thể. Cân bằng Huyết Áp,Tim Mạch,Đường trong máu. Đào thải độc tố giúp cho cơ thể hoạt động hoàn hảo. Đặc biệt,Noni phát huy tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh mãn tính như: Huyết Áp,Tim Mạch,Tiểu Đường,Ung Thư…), thế nhưng sản phẩm này có giá tới 2.800.000 đồng!

Về điểm này, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Châu (Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội) phân tích rành rẽ: “Nếu như sản phẩm bị phanh phui và xử phạt vì không có công dụng như đã quảng cáo có nghĩa là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, quảng cáo sai, lừa dối người tiêu dùng. Người tiêu dùng bỏ ra 2.800.000 đồng để đổi lấy một sản phẩm có chất lượng tương đương với số tiền mình bỏ ra, nhưng cái thực chất mà họ nhận được thì thấp hơn rất nhiều. Và như vậy, công ty TPCN đang bán sản phẩm với giá “cắt cổ người tiêu dùng. Tôi không nói bao hàm tất cả các loại TPCN đều như vậy, nhưng nhiều trường hợp người dân sử dụng TPCN không có hiệu quả như sản phẩm đã quảng cáo mà lại phải trả một giá rất cao thì hơn hết người tiêu dùng nên đề cao, cảnh giác.”

Trước đó, theo thông tin trên báo Tiền Phong, khi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cùng đoàn Thanh tra tiến hành kiểm tra Cty TNHH Noni Vina, đơn vị này không trình được các giấy tờ, chứng từ liên quan đến sản phẩm, đặc biệt là giấy phép và ma-ket quảng cáo sản phẩm nước uống dinh dưỡng mà Bộ Y tế cấp. Đặc biệt, theo hóa đơn nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng Noni, sản phẩm được bán với giá khoảng 130.000đồng/chai nhưng khi bán cho khách hàng Cty này đã “đội” giá lên đến gần 1,2 triệu đồng/chai

Có 2 câu nói rất bình dân và khoa học mà mọi người nên nhớ, đó là: “Ăn là thuốc. Biết ăn thì thức ăn là thuốc chữa bệnh. Không biết ăn thì thức ăn sẽ trở thành thuốc độc gây bệnh”.

Trong năm 2010, qua kiểm tra 74 cơ sở có quảng cáo thực phẩm chức năng tại TP.HCM, phát hiện có tới 34 cơ sở thực hiện không đúng quy định. Trong đó, thực phẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm quảng cáo có nhiều sai phạm nhất.

Bánh Trung thu: Văn hóa ẩm thực và sự biến dạng

Chưa đến rằm tháng 7, mà ngoài phố đã đầy những gian hàng to, nhỏ được dành riêng cho Trung thu bởi bánh trung thu giờ không chỉ để ăn!

Bánh không chỉ để ăn

Cứ đến mùa Trung thu là chị Ngọc Hà, cán bộ công đoàn 1 công ty ở Hà Nội lại lo méo mặt vì bánh trung thu. Chả là tiêu chuẩn công ty, mỗi cán bộ nhân viên được tặng 1 hộp bánh trung thu, trước là 100.000đ/hộp, nay giá cả đắt đỏ, công ty khoán 130.000đ/hộp, mua đâu thì mua, làm gì thì làm, cứ có bánh và hóa đơn mang về là được.

“Chả có loại thực phẩm nào đắt như bánh trung thu, Cái bánh nướng bánh dẻo 150-250gr có quả trứng muối, chút đậu xanh, hạt sen là mất 40-50.000đ như bỡn. Cơ quan tôi có năm phải phát tiền cho anh em tự mua, vì tiền tiêu chuẩn chả đủ mua bánh”, chị Hà than thở.

Khảo sát bảng giá một số loại bánh trung thu trên thị trường cho thấy giá bánh đến tay người tiêu dùng năm nay đã nhỉnh hơn năm trước 15-30%. Trung bình 1 bánh trung thu Kinh Đô giá 35-55.000đ/cái, bánh Hữu Nghị 33-54.000đ/cái, Bibica giá 33-185.000đ/cái. Tuy nhiên, với những loại bánh đặc biệt như nấm đông cô xốt rượu rum, vi cá Jambon 4 trứng… giá có thể lên đến gần 300.000đ/chiếc bánh! Bằng tiền lương nửa tuần làm việc của một cán bộ tốt nghiệp đại học.

Trước đây, người Hà Nội chỉ thích bánh trung thu hương vị truyền thống, có mỡ muối thái hạt lựu, hạt dưa, mứt bí, lá chanh thái nhỏ. Giờ đây, bánh trung thu có nhân như cả… một dàn nhạc giao hưởng bên trong như trứng muối, đậu xanh, đậu đỏ, vi cá, nấm, rượu, jambon, hạt sen, lạp xưởng, trà xanh, thậm chí cả dong trung ha thao, bào ngư, nhân sâm… đã phổ biến, một phần do văn hóa quà biếu ngay trong mùa trung thu. Chị bạn tôi là vợ một quan chức cỡ nhỏ mà có mùa trung thu nhận được tới 30 hộp bánh biếu. Ăn làm sao hết, chị lại phải đi biếu, mặc dù chị biết giá mỗi hộp bánh không hề rẻ.

Mấy năm trước, 1 nhãn hiệu đã làm được một “cuộc cách mạng” trong lĩnh vực PR thương hiệu khi đưa ra thị trường sản phẩm bánh trung thu đế vương, với chiêu quảng cáo vỏ hộp bánh chất liệu tre ép do nghệ nhân làm bằng tay, mất 18 giờ đồng hồ mới xong, nhân bánh là 9 vị thực phẩm và dược liệu quý gồm đông trùng hạ thảo, vảy tê tê, vây cá mập, trứng cá, yến sào… Đồng thời quảng cáo chỉ sản xuất 999 hộp bánh đặc biệt, mỗi hộp giá 2.999.999đ đều có số seri riêng. Với chiêu quảng cáo này, từ một doanh nghiệp hoàn toàn vô danh trong lĩnh vực sản xuất bánh trung thu, ngay trong lần ra mắt đầu tiên, công ty này đã trở nên nổi tiếng, mặc dù ai cũng chặc lưỡi bánh trung thu mà cho cả trứng cá và đông trùng hạ thảo vào thì còn gì là ngon? Chưa kể người có gần 3.000.000đ mua hộp bánh trung thu thì đã thừa các chất bổ rồi, cần gì ăn thêm hàng đống thứ bổ béo đến thế trong 1 chiếc bánh? Giờ thì bánh trung thu giá 3.000.000đ/hộp không còn lạ trên trường, mà không chỉ có bánh, trong hộp bánh giờ có cả trà, rượu, thậm chí có cả biểu tượng nhà sản xuất mạ vàng, bánh trung thu dát vàng 9999 …,riêng cái vỏ hộp đựng bánh có khi giá đến hàng triệu. Nhưng có hề gì, bánh đâu phải chỉ để ăn!

Sự biến dạng văn hóa

quê hương của bánh Trung thu, Trung Quốc, một hộp bánh Trung thu loại sang gồm 8 chiếc bánh nhỏ thời điểm năm 2010 được bán với giá 200 tệ (khoảng 700 ngàn VNĐ), không hề rẻ so với mức thu nhập của người Trung Quốc. Rất nhiều người tiêu dùng tuy không thích ăn, nhưng vẫn mua bánh để biếu, để tặng, khiến một số lượng lớn bánh để quá hạn, biến chất, phải bỏ đi, thật lãng phí.

Mấy năm gần đây, bên cạnh những loại bánh Trung thu bình thường, đã xuất hiện loại bánh “giá trên trời” mà dư luận cho rằng: “đằng sau các hộp bánh là hiện tưởng hủ bại”. Bánh Trung thu đã không còn là thứ đồ ăn, mà đã trở thành thứ công cụ để người ta đưa và nhận hối lộ. Báo chí Trung Quốc dịp Trung thu năm 2010 đã điểm mặt 8 loại bánh “giá trên trời” được sản xuất riêng cho các quan tham. Hình ảnh dưới đây là một số loại bánh kiểu này:

Chiếc bánh bằng bạc ròng mang tên “Hoa hảo nguyệt viên” nặng 1 kg, trên khảm 56 viên đá quý tượng trưng 56 dân tộc, có giá 6.900 tệ

Các quan tham Trung Quốc có một đặc điểm là luôn tỏ ra “cao nhã”, như thích thi ca, yêu hội bọa. Có một loại bánh Trung thu với tên gọi “Cây đàn của Mozart” được làm để thỏa mãn thú chơi của họ.

Hộp bánh cực phẩm có tên “Thuần kim chí tôn Trung Hoa viên nguyệt”, gồm 4 loại giá 38.888 tệ, 66.666 tệ, 88.888 tệ và 99.999 tệ, được làm từ câc nguyên liệu quý như bào ngư, tổ yến, sợi vàng. Mỗi hộp bánh có 8 chiếc, 1 chiếc mạ vàng 24k, 7 chiếc để ăn. Riêng hộp loại giá 99.999 còn tặng kèm dây chuyền bạch kim.

Hộp bánh giá 3 vạn tệ (khoảng 100 triệu VNĐ). Đó là hộp bánh không phải làm bằng các nguyên liệu bột, đường, trứng…thông thường, mà làm bằng…vàng và bạc. Tất nhiên thứ bánh này không ăn được, nhưng các quan tham lại rất thích.

Hộp bánh “Phong hoa tuyết nguyệt” với chiếc bánh chế tác bằng bạc, trên khảm 7 viên đá quý, 1 đồng tiền vàng Nguyên bảo…giá 8.000 tệ, là món đồ chuyên được dùng để biếu cấp trên, gây dựng quan hệ.

Bánh bằng ngọc. Đó là hộp bánh với những chiếc bánh được chế tác tinh xảo từ ngọc Phỉ thúy. Giá trị của những viên ngọc này thì khỏi phải bàn, nhưng cả người biếu lẫn kẻ nhận đều hài lòng vì đó chỉ là biếu nhau hộp bánh thôi mà, có gì to tát đâu!?

Hàn Quốc phát hiện nhân sâm 100 tuổi

Hàn Quốc vừa phát hiện một cây nhân sâm khoảng 100 năm tuổi ở tỉnh Gangwon. Theo đánh giá của giới chuyên môn, cây nhân sâm này có trị giá ước tính khoảng 100.000 USD.

Đây là loại sâm hoang dã rất hiếm với phần thân cây màu tía, rễ màu vàng và có chất lượng tốt hơn nhiều so với sâm cùng loại được trồng công nghiệp, vì có chứa nhiều thành phần có thể dụng làm thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo.

Giám đốc Viện nhân sâm hoang dã Koryo, ông Han Young-chae, cũng khẳng định cây nhân sâm này rất quý và có giá trị cao. Hàn Quốc nổi tiếng với nhiều loại sản phẩm chiết xuất từ nhân sâm và hồng sâm như sâm thái lát, sâm khô, sâm cô đặc.

Tuy nhiên, giá các mặt hàng này rất khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố như chất lượng, số tuổi và thành phần sâm. Thông thường các sản phẩm sâm sáu năm tuổi được nhiều người lựa chọn.

Cheongkwanchang hiện là hãng nhan sam Han Quoc nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc. Đây cũng là hãng sâm duy nhất được chính phủ Hàn Quốc cấp chứng nhận.

Kinh nghiệm ứng dụng nhân sâm hàn quốc trong điều trị

Nhan sam có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp, mất máu do xuất huyết gây giảm thể tích, mất máu, mất nước nhiều có dấu hiệu dọa trụy tim mạch, suy kiệt, gầy sút, chán ăn, hen phế quản, sốt gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, thấp khớp, cảm cúm có sốt cao, vân vân và vân vân…

Với lý luận của y học cổ truyền, khi cấu trúc một bài thuốc điều trị, dù với vai trò chủ dược trong bài thuốc bổ hay với vai trò khác trong bài thuốc đặc trị, thì sam han quoc bao giờ cũng mang ý nghĩa bổ dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật ( Phù chính – Khu tà). Theo như một cuốn kinh cổ của Ấn Độ – Atharva Veda có viết : “ nhan sam han quoc làm nẩy mầm hạt giống mà người đàn ông gieo vào người đàn bà để sinh ra đứa con trai có sức khỏe như bò mộng, dược vật này mang đến cho con người sinh lực” cũng chỉ mới đề cập đến một trong những khía cạnh tác dụng của sam han quoc .

Có phải nhân sâm hàn quốc nào cũng bổ?

Y học đã khẳng định: nhan sam giúp hồi phục năng lượng, cải thiện trí nhớ, trấn tĩnh tinh thần…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại sam han quoc còn bổ sung các tác dụng như tăng cường miễn dịch, làm chậm lão hóa, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư….

Tuy vậy, trong muôn vàn cái tên: hong sam, bạch sâm, sâm thái cực, sam han quoc, sâm Trung Quốc, sâm Việt Nam, sâm Nhật Bản và sâm Mỹ …, loại nào là thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?

Chế biến nhan sam sao cho tốt nhất?
Cách gọi hong sam, bạch sâm, sâm thái cực là căn cứ vào cách chế biến: Cụ thể như:
Hồng sâm là nhân sâm tươi (có độ tuổi trong khoảng 4-6 năm) có chất lượng tốt nhất, trọng lượng đạt chuẩn, được hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ trên 120oC rồi phơi khô. Do không bỏ vỏ và trong quá trình hấp chín, tinh bột được tối ưu hóa, không chỉ giữ được hết mà còn làm tăng số lượng của các tinh chất có trong nhân sâm.
Bạch sâm là loại nhan sam han quoc tươi không đủ tiêu chuẩn để chế biến thành hồng sâm. Loại sâm này sẽ được cắt bỏ rễ phụ, bỏ vỏ rồi phơi chỗ râm mát cho khô hoặc tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60oC. Hàm lượng nước thấp dưới 14%, sản phẩm còn giữ lại hình dạng nguyên thủy.
Thái cực sâm là nhân sâm ngâm trong nước có nhiệt độ 80-90oC trong 10-20 phút rồi sấy khô.
Như vậy, căn cứ vào cách chế biến thì hồng sâm là loại có chất lượng tốt nhất, giữ và phát huy được mọi tinh chất có trong hồng sâm.

Khu vực trồng sam han quoc chất lượng tốt nhất?

Nơi trồng nhân sâm có chất lượng tốt phải là vùng có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cũng phải rất nghiêm ngặt.
Nhân sâm được trồng nhiều nhất ở Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Hồng Công, Bắc Mỹ… trong đó, sâm Cao Ly (Hàn Quốc) được xem là 1 sản vật nổi tiếng thế giới.
Có được sự nổi tiếng này là bởi chủng loại khác hẳn các loại nhân sâm khác, được sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Cao Ly chủ yếu trồng ở vùng đất có vĩ độ 36-38 độ, có thời kỳ sinh trưởng lâu hơn so với các loại nhân sâm khác khoảng 120-130 ngày (là 180 ngày), làm cho nhân sâm phát triển đầy đủ, vì thế các tổ chức bên trong nhân sâm rắn chắc, đồng đều, luôn có mùi thơm đặc trưng.

Thương hiệu có đáng tin cậy?
Nhân sâm rất phong phú về nguồn gốc. Trong quá khứ, vì tính phổ biến rộng rãi của nhan sam Han Quoc nên nhân sâm được tư nhân sản xuất và hàng giả tràn ngập thị trường. Để phân biệt loại nhân sâm được sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước với các loại nhân sâm khác, Văn phòng độc quyền của chính phủ Chosun bắt đầu trưng bày nhãn hiệu Cheong-Kwan-Jang (viết tắt là CKJ, có nghĩa là sản phẩm hàng thật, đáng tin cậy được sản xuất trong một nhà máy do nhà nước quản lý riêng) trên hộp đóng gói của sản phẩm củ/rễ hồng sâm để xuất khẩu đầu thập niên 1940.

Món ăn tốt cho phổi

Gà làm sạch, chặt miếng, nấu lấy nước rồi vớt gà ra, cho gạo vào nấu chín mềm, món này có tác dụng nhuận phổi.

Chim cút tiềm dong trung ha thao

– Thành phần: Chim cút 2 con, đông trùng hạ thảo 8g, gừng, hành cọng, gia vị.

– Cách làm: Chim cút làm sạch, bỏ nội tạng, dùng nước sôi luộc qua, để nguội. Hành xắt đoạn, gừng xắt lát. Đông trùng hạ thảo sau khi rửa sạch cho vào bụng chim cút, khâu lại, rồi cùng các gia vị, gừng, hành, nước cho vào thố cùng chưng cách thủy đến chín mềm. Tác dụng: bổ thận, nhuận phổi.

Cháo gà mái tơ

– Thành phần: Gà mái tơ 1 con, gạo 100g, gia vị.

– Cách làm: Gà làm sạch, chặt miếng, cho vào nồi cùng nước, nấu lấy nước rồi vớt gà ra, cho gạo vào nấu cho chín mềm, nêm nếm gia vị. Tác dụng: nhuận phổi.

Canh mộc nhĩ nấu sâm

– Thành phần: Mộc nhĩ trắng (nấm mèo trắng) 20g, tây dương sâm 5g, bắc sa sâm 15g, đường phèn 30g.

– Cách làm: Nấm mèo trắng ngâm nở, cắt sợi, tây dương sâm và bắc sa sâm xắt lát. Tất cả đem chưng cách thủy. Tác dụng: nhuận phổi trị ho.

Hạnh nhân – củ hành tím ngâm giấm đường

– Thành phần: Củ hành tím 25g, hạnh nhân 50g, đường trắng 100g, muối ăn 10g, giấm ăn 250 ml.

– Cách làm: Củ hành tím gọt vỏ, dùng muối ăn ngâm trong 24 giờ. Hạnh nhân bỏ vỏ, băm nhuyễn. Củ hành tím vắt bỏ nước muối, cùng hạnh nhân ngâm trong nước giấm đường, sau 15 ngày thì lấy ra dùng. Mỗi lần dùng 3-5 củ hành tím. Tác dụng: ôn phổi thuận khí, hóa đàm trị ho.

Cháo mạch môn đông, bối mẫu

– Thành phần: Mạch môn đông 10g, xuyên bối mẫu 12g, bách hợp 30g, gạo 100g.

– Cách làm: Mạch môn đông, xuyên bối mẫu, bách hợp thêm nước lượng vừa nấu khoảng 30 phút, lọc lấy nước thuốc. Gạo vo sạch thêm nước lượng vừa nấu thành cháo, sau khi cháo chín, đổ nước thuốc trên vào, nấu tiếp một tí nữa là dùng được. Tác dụng: dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phổi trị ho.

Phổi heo nấu đậu phộng

– Thành phần: Phổi heo 500g, đậu phộng 100g, rượu 10g, gừng tươi 12g, cùng tỏi, hành, nước tương, gia vị.

– Cách làm: Phổi heo rửa sạch bằng nước sôi, xắt thành miếng. Gừng tươi rửa sạch xắt lát, rồi cùng đậu phộng cho vào nồi, thêm nước lượng vừa, dùng lửa lớn nấu sôi, hạ lửa nhỏ để nấu đến chín, nêm nếm các gia vị. Tác dụng: bổ phổi trị ho.